Toàn cảnh tranh chấp thương mại Boeing – Airbus và thỏa thuận giữa Mỹ và EU

Theo hãng tin Reuters cho biết, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tuyên bố tranh chấp thương mại lịch sử kéo dài 17 năm giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong vấn đề của Airbus-Boeing đang có triển vọng hạ nhiệt.

Động thái này đã giảm đáng kể căng thẳng trong bối cảnh các nỗ lực cải thiện quan hệ xuyên Đại Tây Dương khi cả hai bên đang cùng “nhìn về một hướng”.

Hãng hàng không Boeing
Hãng hàng không Boeing

Nguồn cơn của tranh chấp thương mại giữa “hai ông lớn”

Nhắc đến cuộc tranh chấp thương mại này phải kể đến sự kiện năm 2004, khi các nhà chức trách EU đã cho rằng Boeing nhận được 19 tỷ USD trợ cấp không công bằng từ chính phủ liên bang và các tiểu bang của Mỹ. Phía Mỹ cũng đã có động thái đệ đơn kiện tương tự trong năm đó về các khoản trợ cấp của Châu Âu cho Airbus.

Cuộc chiến không nhân nhượng này đã được thổi còi từ khi cựu Tổng thống Donald Trump phát động trong chiến lược áp đặt thuế quan với mục đích thay đổi chính sách và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ. Ở thời điểm đó, Mỹ đã áp thuế mạnh mẽ lên các mặt hàng thép, nhôm và các hàng hóa khác của EU và ngược lại, EU cũng đã có những động thái đáp trả bằng việc áp đặt thuế lên một số mặt hàng của Mỹ.

Không những thế, mối quan hệ căng thẳng này còn liên quan đến vấn đề trợ cấp giữa hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ và Airbus của EU. Đây có thể được xem là cuộc chiến thương mại dài và tốn kém nhất trong lịch sử Tổ chức Thương mại Thế giới.

Xem thêm: 

Tín hiệu đáng mừng trong giải quyết tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhận định, việc cả Mỹ và EU đều cam kết tập trung giải quyết các bất đồng còn tồn tại đã mang đến một sự hy vọng tích cực đối với các ngành kinh tế đặc biệt là mảng kinh doanh và công nghiệp hàng không vũ trụ ở cả hai bờ Đại Tây Dương. Nhìn chung, đây cũng là một tín hiệu tích cực cho hợp tác kinh tế Mỹ – EU trong thời gian sắp tới.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai ngày 16/6 đã cho biết, hiện tại Mỹ và EU đang tập trung thảo luận những phương án tốt nhất đối với cạnh tranh giữa hai bên trong bối cảnh các ngành công nghiệp và người lao động Mỹ và EU đang phải đối mặt với những sự cạnh tranh lớn. Cả hai bên sẽ dự kiến công bố các giải quyết tranh chấp về trợ cấp chính phủ cho các nhà sản xuất máy bay thương mại hàng đầu thế giới trong cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels.

Nhìn chung, những dấu hiệu tích cực cho thấy cuộc tranh chấp thương mại lịch sử này đã gỡ bỏ một phần sau nhiều năm đàm phán thất bại tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, cả hai bên vẫn phải tiếp tục đàm phán về phương hướng giải quyết cách đánh thuế các công ty BigTech và tranh chấp trong thuế quan đối với hai mặt hàng là thép và nhôm dưới thời Trump, nhưng trên thực tế, việc chấm dứt cuộc chiến trợ cấp máy bay đã thực sự giúp cải thiện mối quan hệ.

Xem thêm: 

Tăng cường hợp tác thương mại giữa EU và Mỹ
Tăng cường hợp tác thương mại giữa EU và Mỹ

Tranh chấp thương mại cần tạm dừng – Sự hợp tác cần thiết trước những mối đe dọa

Những tác động nào đã khiến cả hai bên dường như đã trong trạng thái sẵn sàng giải quyết những tranh chấp thương mại trên? Đó phải kể đến việc khi cả hai đang cùng nhận ra sự lớn mạnh một cách “khó kiềm chế” của nền kinh tế Trung Quốc.

Nhận định về các mối liên hệ trong cuộc tranh chấp thương mại của hai bên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhấn mạnh, bà ủng hộ việc tiến tới một hiệp định thương mại giữa EU và Mỹ. Sẽ rất khó khăn để đạt đến hiệp định này nhưng thế giới trong bối cảnh hiện tại luôn cần những sự hợp tác và đoàn kết của các bên. Với lời hứa của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong chính sách “Nước Mỹ trở lại” sẽ tạo ra những cơ hội mới cho sự phối hợp của Mỹ và EU trong cuộc chạy đua với Nga và Trung Quốc.

Một số luồng ý kiến của các chuyên gia cũng cho biết, trong bối cảnh Mỹ đang đối mặt với rất nhiều vấn đề như hiện này còn EU cũng đang phải gồng mình tìm cách vượt qua khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh. Việc hai bên nhường nhịn và hạ nhiệt căng thẳng sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế, cùng hỗ trợ vượt qua trở ngại và những mối đe dọa hiện tại.

Cùng với đó, việc ngừng áp thuế trả đũa lẫn nhau còn tạo cơ hội cho Mỹ và EU khôi phục, phát triển những nội dung hợp tác trên toàn cầu về các vấn đề chống biến đổi khí hậu, quốc phòng an ninh…vốn đã bị đình trệ trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump.

Bên cạnh đó, sự kiện ngừng áp thuế lẫn nhau còn mở đường cho Mỹ và EU khôi phục, phát triển nhiều nội dung hợp tác toàn cầu khác về an ninh, chống biến đổi khí hậu…, vốn bị đình trệ hoặc gián đoạn trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Những tín hiệu đáng mừng này cũng được công bố trên nền kinh tế EU và Mỹ đang có sự hồi phục tích cực. Cụ thể, theo Ủy ban châu Âu đưa tin, tăng trưởng kinh tế EU có thể đạt 4,3% trong năm 2021 và 4,4% trong năm 2022, cao hơn nhiều so với mức 3,8% được dự báo hồi tháng 2. Dự báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, nền kinh tế Mỹ trong năm nay có khả năng tăng trưởng 7%, mức nhanh nhất trong gần 40 năm qua.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top