Các hình thức cai nghiện ma túy theo luật phòng, chống ma túy năm 2021?

Những năm qua, tệ nạn ma túy ở Việt Nam luôn tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Nhà nước đã tích cực tuyên truyền và ban hành nhiều văn bản pháp luật để ngăn chặn tác hại của ma túy. Cụ thể, Luật Phòng, chống ma túy quy định rất rõ các hình thức cai nghiện ma túy. Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Thế nào là cai nghiện ma túy

Căn cứ khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định như sau: “Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.”

Theo đó, Có thể hiểu cai nghiện ma túy là dùng mọi biện pháp can thiệp đến người nghiện ma túy khiến người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, giúp họ phục hồi thể chất, tinh thần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.

Quy trình cai nghiện ma túy

Việc cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau:

  • Tiếp nhận, phân loại;
  • Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
  • Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
  • Lao động trị liệu, học nghề;
  • Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

Xem thêm: Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự là gì?

Cơ sở cai nghiện ma túy công lập do ai có thẩm quyền quyết định thành

Các hình thức cai nghiện ma túy

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định hiện nay có 02 hình thức cai nghiện ma túy bao gồm: Hình thức cai nghiện ma túy tự nguyện và Hình thức cai nghiện ma túy bắt buộc.

Hình thức cai nghiện ma túy tự nguyện

Việc cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy.

Tại gia đình, cộng đồng

Đối với việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, các cá nhân, tổ chức, quan có thẩm quyền thực hiện như sau:

  • Người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
  • Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được hỗ trợ kinh phí.
  • Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;

+ Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

+ Tiếp nhận đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

+ Hướng dẫn, quản lý người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

+ Cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

+ Giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền trên địa bàn cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

+ Tiếp nhận đăng ký và công bố danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

+ Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã danh sách tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

+ Bố trí kinh phí hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

  • Cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cai nghiện theo quy trình cai nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và có trách nhiệm sau đây:

+ Tiếp nhận và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

+ Thực hiện đúng quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành dịch vụ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

  • Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thì được đăng ký cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tại cơ sở cai nghiện ma túy

Đối với việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy, các cá nhân, tổ chức, quan có thẩm quyền thực hiện như sau:

  • Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
  • Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.
  • Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;

+ Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định. Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà có hoàn cảnh khó khăn được xét giảm hoặc miễn chi phí phải nộp.

  • Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện cho người cai nghiện ma túy.

Xem thêm: Bản quyền là gì?

Hình thức cai nghiện ma túy bắt buộc

Đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên

Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
  • Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
  • Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021, cụ thể như sau:

  • Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
  • Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

Trong đó, việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính. Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top